Cách đi dây điện trong nhà đúng kỹ thuật

18/07/2022
(0 đánh giá)

Giai đoạn thi công cách đi dây điện trong nhà là một trong những yêu cầu quan trọng trong quá trình xây dựng nhà ở cũng như các công trình khác. Để tìm hiểu rõ hơn về các cách đi dây điện trong nhà và kỹ thuật đi dây điện chính xác và an toàn nhất, mời các bạn cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây nhé!

1. Các cách đi dây điện trong nhà.

Đi dây điện thường nằm trong một hạng mục nhất định, để có thể quản lý và thực hiện một cách dễ dàng một công trình xây dựng. Quá trình đi dây điện cần phải diễn ra một cách chính xác và đúng kỹ thuật để đảm bảo sự an toàn cũng như tính thẩm mỹ.
Thông thường, sẽ có hai cách đi dây điện là đi dây điện nổi và đi dây điện âm tường, mà mỗi cách sẽ có những ưu nhược điểm riêng.

1.1. Cách đi dây điện nổi trong nhà.

Đi dây điện nổi là phương pháp lắp đặt dây điện nổi trên bề mặt tường hoặc trần nhà, có thể nhìn thấy được. 

Công đoạn đi dây điện nổi trong được thực hiện sau khi xây dựng nhà xong. Để đảm bảo tính an toàn của đường dây thì dây điện sẽ được luồn trong các ống gen bằng nhựa.

Cách đi dây điện nổi trong nhà sẽ có một số ưu điểm và nhược điểm sau:

Ưu điểm
  • Đầu tiên, phải nói đến tính tiết kiệm. Vì khi đi dây điện nổi trong nhà sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí lắp đặt hơn so với cách đi dây điện âm tường.
  • Đi dây điện nổi trong nhà mà dễ dàng sửa chữa hoặc thay thế khi bị hư hỏng.
  • Ngoài ra một ưu điểm nữa của việc đi dây điện nổi trong nhà là dễ dàng thay đổi cách bố trí của sơ đồ mạch điện trong nhà.
  • Và cuối cùng đặc biệt hơn nữa là khi đi dây điện nổi trong nhà thì không nhất thiết phải có bảng sơ đồ thiết kế mạch điện.
Nhược điểm
  • Tuy có nhiều ưu điểm nhưng đi dây điện nổi trong nhà cũng tồn tại một số nhược điểm như về tính thẩm mỹ không cao so với cách đi dây điện âm tường và nếu không có kinh nghiệm lắp đặt thì sẽ dễ gây ra rối mắt.
  • Đồng thời, một nhược điểm nữa là dễ xảy ra tình trạng cháy nhà khi chập điện.

1.2. Cách đi dây điện âm tường trong nhà.

Điện âm tường là hệ thống điện được lắp đặt ở phía bên trong tường hoặc bên dưới lòng đất. Cách lắp đặt này sẽ giúp cho dây điện không bị lộ ra bề mặt bên ngoài từ đó tạo ra độ thẩm mỹ cũng như tính an toàn và sự thuận tiện cho cuộc sống trong gia đình.
Cũng như cách đi dây điện nổi,  thì cách đi dây điện âm tường này cũng sẽ tồn tại các ưu nhược điểm riêng.
Ưu điểm
  • Đầu tiên, vì không nổi trên bề mặt tường nên nên đi dây điện âm tường trong nhà tạo ra tính thẩm mỹ cao.
  • Và một ưu điểm quan trọng hơn hết là khi đi dây điện âm tường trong nhà sẽ đảm bảo sự an toàn hơn so với việc đi dây điện nổi.
  • Ngoài ra đi dây điện âm tường còn có thể bảo vệ tốt hệ thống dây điện và tránh các yếu tố bên ngoài tác động làm hư hỏng đến hệ thống dây điện.
Nhược điểm
  • Nhược điểm đầu tiên dễ nhận biết nhất đó chính là đi dây điện âm tường thường sẽ có thiết kế và lắp đặt khá phức tạp.
  • Ngoài ra so cách đi dây điện nổi thì chi phí để thực hiện đi dây điện âm tường sẽ cao hơn.
  • Và cuối cùng một nhược điểm khá đau đầu là khi hư hỏng thì việc sửa chữa sẽ rất khó khăn.

2. Hướng dẫn cách đi dây điện trong nhà đẹp và an toàn.

2.1. Hướng dẫn cách đi dây điện nổi trong nhà.

Để thực hiện việc đi dây điện nổi Trong nhà an toàn và đúng kỹ thuật thì cần phải lưu ý đến năm nguyên tắc sau:
  • Thứ nhất, vị trí điện nổi cách mặt đất ít nhất 2m nhằm mục đích cho dây điện không bị vướng víu, làm cản trở quá trình sinh hoạt.
  • Thứ hai, cần hạn chế chế đi dây điện nổi vào khu vực ẩm ướt để tránh tình trạng chập điện rò rỉ,..
  • Thứ ba nên chạy dây điện nổi vào trong ống nhựa ra để đảm bảo an toàn hơn trong quá trình sử dụng và tính thẩm mỹ.
  • Thứ tư, dây điện cần được bọc các vật liệu chống cháy ở bên ngoài, tránh sử dụng loại dây điện trần.
  • Thứ 5, không đấu dây điện trong ống gen với nhau. Đây là nguyên tắc cấm kỵ, vì khi làm như vậy dưới tác động của môi trường và nhiệt độ thì mối nối sẽ bị ăn mòn và oxy hóa từ đó gây ra tình trạng điện chập chờn.

Hướng dẫn cách đi dây điện nổi trong nhà.

Bước 1. Tạo một bản phác thảo hợp lý

  • Để đảm bảo dây điện và các thiết bị điện có sự nhất quán về tính thẩm mỹ bạn nên phác thảo hợp lý trước về màu sắc dây cũng như các thiết bị điện. Phải tính đến các chi tiết các phụ kiện kết hợp trong thi công như màu sắc, hình dáng, kích cỡ cút nối, hộp điện,...

Bước 2. Lựa chọn ống bảo vệ hay đi dây thông thường.

  • Trường hợp đi dây điện nói có ống bảo vệ thì cần chọn loại ống nẹp bảo vệ phù hợp. Có nhiều loại ống đẹp khác nhau như ống nhựa tròn ống tròn mạ kim loại nẹp nhựa chữ nhật đẹp nhựa bán nguyệt,..
  • Nếu trường hợp bạn chọn chọn đi bằng dây thường và không có ống bảo vệ thì thì cần lưu ý việc đi dây điện phải chỉnh chu, gọn gàng, các vị trí góc tường uốn cong theo cột phải làm thật tỉ mỉ. 

Bước 3. Tiến hành thi công

Quá trình thi công phải khéo léo, tìm cách dấu đi các dấu đinh vít và các các dấu nói, bố trí khoảng cách giữa các cút nối, kẹp đỡ ống một cách hợp lý.

2.2. Hướng dẫn cách đi dây điện âm tường trong nhà.

Quy trình cách đi dây điện âm tường trong nhà.

Bước 1. Xác định vị trí các thiết bị trong nhà.

  • Bạn hãy xác định vị trí của các thiết bị như bóng đèn, quạt, tủ lạnh, điều hòa, máy giặt, ti vi, máy tính... từ đó xác định được vị trí dây điện đến các thiết bị này một cách hiệu quả.

Bước 2. Lên sơ đồ đi dây điện âm tường.

  • Sau khi thực hiện xong Bước 1 bạn cần lên sơ đồ đi dây điện sao cho đường đi phải tối ưu nhất tránh mất thêm chi phí và bị nhầm lẫn khi đang thi công. Đồng thời bạn cũng nên lưu lại bản vẽ để thuận tiện cho việc sửa chữa sau này.

Bước 3. Tạo rãnh tường.

  • Dựa vào bản vẽ trước đó bạn có thể dùng bút hoặc phấn để vẽ lên tường các đường đi để cho dễ quan sát. Tiếp đến, bạn hãy dùng các máy chuyên dụng để cắt theo các đường vẽ có sẵn.

Bước 4. Đi đường ống luồn dây điện.

  • Sau khi thực hiện tạo rãnh tường bạn hãy cho các đường ống vào rãnh Tường và cố định nó lại bằng dây kẽm hoặc kẹp giữ ống.

Bước 5. Luồn dây điện âm tường.

  • Sau khi đã đi đường ống thì chúng ta thực hiện luồn dây điện vào trong các ống.

Bước 6. Hoàn thành thi công.

  • Sau khi thực hiện các bước trên thì bạn hãy dùng hồ để trám các đường rãnh đi của dây điện lại.

Cách vẽ sơ đồ mạch điện âm tường.

Để thực hiện các bước vẽ sơ đồ mạch điện trong nhà bạn cần chuẩn bị giấy A4, bút chì, thước kẻ và gôm.

Bước 1. Phân tích hệ thống điện trong nhà.

  • Các nhà ở thông thường thì các cách đi dây điện cũng không quá khó có bạn cần xác định được vị trí thiết bị lắp đặt của từng phòng, từng khu vực ở đâu sau đó xác định sơ đồ đường dây bằng kí hiệu.

Bước 2. Phân tích mối quan hệ điện.

  • Các hệ thống điện cũng cần có những công tắc thiết bị ngắt điện, bảo vệ.

Bước 3. Tiến hành vẽ sơ đồ nguyên lý mạch điện.

  • Mạch điện nằm ngang.
  • Vị trí các ký hiệu đóng ngắt, tắt nguồn.
  • Tuân thủ đúng các ký hiệu tránh sai lệch.

Dưới đây là hình vẽ ví dụ cho sơ đồ lắp đặt điện nhà cấp 4.

 

Những lưu ý khi đi dây điện âm tường trong nhà.

Để đảm bảo an toàn, bạn cần tuân thủ một số lưu ý để thực hiện cách đi dây điện âm tường trong nhà như sau:

- Không tùy tiện lắp đặt bạn cần phải có kiến thức về đấu nối mạch điện mới có thể thực hiện lắp đặt mạch điện tại nhà.

- Không lắp chung nhiều đường dây điện như dây điện trong ống với dây ADSL, dây cáp Wifi,.. để tránh trường hợp bị nhiễm thiết bị.

- Không nói tắt đường dây điện đặc biệt là ở các đường trục chính.

- Ống bảo vệ bằng chất liệu tốt nên lựa chọn ống bảo vệ có khả năng chống thấm nước, chống cháy,...

- Không nên cắt tường quá sâu sẽ làm giảm độ vững chắc của từ nhà chỉ nên cắt từ khoảng 1/3 của độ dày tường.

- Tính toán cần dây dự trữ hợp lý để tiện sử dụng về sau nếu có sự cố xảy ra cần khắc phục.

- Không đi dây điện ở những nơi ẩm ướt để tránh trường hợp chập điện và gây cháy nổ.

- Đường đi dây điện nằm ngang hoặc nằm dọc không được nằm chéo. Tránh trong quá trình đóng đinh, khoan làm hư hỏng mạch điện

- Nên chia dây điện thành nhiều nhánh để hạn chế rủi ro cháy nổ cũng như dễ dàng khắc phục và sửa chữa.

- Lựa chọn tiết diện dây phù hợp với công suất điện năng tiêu thụ của gia đình.

- Các loại dây điện khác nhau về chức năng cần được phân biệt bằng màu sắc khác nhau dây nóng màu đỏ, dây nguội màu xanh.

Trên đây là toàn bộ các kiến thức về cách đi dây điện trong nhà mà. Hi vọng qua bài viết các bạn sẽ hiểu hơn về đi dây điện trong nhà mà cũng như cách đi dây điện trong nhà an toàn và và đúng kỹ thuật mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ.

Hãy là người đầu tiên bình luận cho sản phẩm này

Bạn cần hỗ trợ?
""