Đồng hồ đo điện là gì? Cấu tạo và công dụng của đồng hồ đo điện là gì?

Sudo Ecommerce Tác giả Sudo Ecommerce 19/07/2024 15 phút đọc

Đồng hồ đo điện là gì? Cấu tạo và công dụng của đồng hồ đo điện là gì? Đây chắc hẳn là câu hỏi mà rất nhiều bạn đang băn khoăn. Chính vì vậy trong bài viết dưới đây mình sẽ giới thiệu tới các bạn về cấu tạo, công dụng của đồng hồ đo điện và các loại đồng hồ đo điện phổ biến nhất hiện nay.

1. Đồng hồ đo điện là gì?

Đồng hồ đo điện hay còn có tên gọi khác là đồng hồ vạn năng, đồng hồ điện hay đồng hồ đo điện đa năng là một dụng cụ đo lường điện có nhiều chức năng, dùng để kiểm tra, xác định các thông số của dòng điện một chiều hoặc dòng điện xoay chiều như: Cường độ dòng điện, điện áp, điện trở,…

Công dụng của đồng hồ đo điệnCông dụng của đồng hồ đo điện

2. Phân loại đồng hồ đo điện

Đồng hồ đo điện được chia thành hai loại chính là đồng hồ vạn năng kim và đồng hồ vạn năng điện tử hiện số.

Đồng hồ đo điện kim: Là dòng đồng hồ đo điện đời đầu, thường chỉ đo đại một số thông số cơ bản như cường độ dòng điện, hiệu điện thế và điện trở. Kết quả đo sẽ được hiển thị bằng kim chỉ trên một thước đo hình cung.

Đồng hồ đo điện hiện số: Là loại đồng hồ đo điện thông dụng nhất hiện nay và chạy bằng pin. Kết quả đo được hiển thị trên màn hình tinh thể lỏng dạng số. Đồng hồ vạn năng điện tử được trang bị nhiều tính năng hiện đại hơn hẳn so với đồng hồ vạn năng kim.

phan-loai-dong-ho-do-dien

2.1. Cấu tạo của từng loại đồng hồ đo điện

Cấu tạo đồng hồ đo điện kim

Cấu tạo bên ngoài bao gồm:

  • Kim chỉ thị
  • Cung chia độ
  • Vít điều chỉnh điểm 0 tĩnh
  • Đầu đo điện áp thuần xoay chiều
  • Đầu đo dương hoặc bán dẫn dương P
  • Đầu đo chung Com hoặc bán dẫn âm N
  • Vỏ trước, mặt chỉ thị, mặt kính, vỏ sau, nút điều chỉnh 0Ω (0Ω ADJ)
  • Chuyển mạch chọn thang đo
  • Đầu đo dòng điện xoay chiều

Cấu tạo mạch điện bên trong bao gồm: Đầu cắm que đo (OUTPUT và COM), khối hiển thị gồm M, khối nguồn, hệ thống điện trở bù nhiệt, khối bảo vệ và khối đo.

chi-dan-dong-ho-do

Cấu tạo đồng hồ đo điện hiện số

Đồng hồ đo điện điện tử hiện số thường có cấu tạo như sau:

  • Nút dừng kết quả đo, nút nguồn power
  • Màn hình hiển thị hiện số, đầu đo dòng điện nhỏ
  • Đầu đo dòng điện lớn
  • Đầu đo chung COM
  • Đầu đo điện trở, điện áp
  • Đo hệ số khuếch đại của Transistor
  • Khóa chuyển mạch, mạch điện tử,…
dong-ho-do-dien-dien-tu

2.2. Đồng hồ đo điện loại nào phổ biến nhất?

Trong 2 loại đồng hồ đo điện trên thì đồng hồ đo điện điện tử hiện số là loại đồng hồ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay bởi nó có các ưu điểm vượt trội như:

  • Thời gian hiển thị kết quả lên màn hình nhanh chóng.
  • Độ chính xác cao đến từng con số.
  • Đồ bền của máy đo cao.
  • Có thể tự tắt nguồn để bảo vệ pin khi không dùng.
  • Thiết kế tiện lợi hơn, phù hợp hơn với công việc của ngành điện cũng như các ngành liên quan, mang tính chuyên dụng cao.
  • Có thêm một số tính năng cao cấp khác như: chọn thang đo, có khả năng đo tần số dòng điện, đo độ tự cảm của cuộn cảm, đo điện dung của tụ điện, hỗ trợ đo nhiệt độ, khuếch đại âm thanh, điều chỉnh mạch điện trong máy radio, kiểm tra,…
dong-ho-do-dien-zoyi-zt301

3. Công dụng của đồng hồ đo điện

3.1. Công dụng của đồng hồ đo điện kim

Đồng hồ vạn năng kim thường có 3 công dụng chính sau:

  • Dùng để đo hiệu điện thế
  • Dùng để đo điện trở
  • Dùng để đo cường độ dòng điện

3.2. Công dụng của đồng hồ đo điện hiện số

Ngoài 3 chức năng cơ bản như đồng hồ đo điện kim nêu trên, đồng hồ vạn năng hiện số còn được trang bị các chức năng hiện đại dưới đây:

  • Dùng để kiểm tra nối mạch
  • Được trang bị thêm các bộ khuếch đại điện dùng để đo hiệu điện thế, đo cường độ dòng điện nhỏ khi điện trở lớn.
  • Có thể dùng để đo độ tự cảm của cuộn cảm và điện dung của tụ điện, có ích khi kiểm tra và lắp đặt mạch điện.
  • Kiểm tra Diode và Transistor.
  • Hỗ trợ cho đo nhiệt độ bằng cặp nhiệt.
  • Đo tần số trung bình, khuếch đại âm thanh, từ đó điều chỉnh mạch điện của radio.
  • Dao động kế cho tần số thấp.
  • Bộ kiểm tra điện thoại, bộ kiểm tra mạch điện ô-tô.
  • Lưu giữ số liệu đo đạc, các số liệu đã đo trước đó
cong-dung-cua-dong-ho-do-dien-so

4. Cách sử dụng đồng hồ đo điện

4.1. Cách sử dụng đồng hồ vạn năng để đo các trị số

Cách đo điện áp xoay chiều

Bước 1: Chuyển thang đo về các thang AC

Bước 2: Cắm que đen vào cổng chung COM, que đỏ vào cổng V/Ω

Bước 3: Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu (+)

Bước 4 : Điều chỉnh thang AC cao hơn điện áp cần đo một nấc

Bước 5 : Đặt 2 que đo vào 2 điểm cần đo

Bước 6 : Đọc kết quả đo

Cách đo điện áp một chiều

Bước 1 : Chuyển thang đo về các thang DC

Bước 2: Cắm que đen vào cổng chung COM, que đỏ vào cổng V/Ω

Bước 3: Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu (+)

Bước 4 : Điều chỉnh thang DC cao hơn điện áp cần đo một nấc

Bước 5 : Đặt 2 que đo vào 2 điểm cần đo, que đỏ vào cực dương (+) nguồn, que đen vào cực âm (-) nguồn

Bước 6 : Đọc kết quả đo

Cách đo dòng điện

Bước 1 : Đặt đồng hồ vào thang đo dòng cao nhất

Bước 2: Đặt que đồng hồ nối tiếp với tải, que đỏ về chiều dương, que đen về chiều âm

Bước 3: Đặt chuyển mạch của đồng hồ ở thang DCA – 250mA.

Bước 4: Tắt nguồn điện của các mạch thí nghiệm

Bước 5: Kết nối que đo màu đỏ của đồng hồ về phía cực dương (+) và que đo màu đen về phía cực âm (-) theo chiều dòng điện trong mạch thí nghiệm. Mắc đồng hồ nối tiếp với mạch thí nghiệm

Bước 6: Bật điện cho mạch thí nghiệm

Bước 7: Đọc kết quả trên màn hình LCD

cach-do-dong-dien

Cách đo điện trở

Bước 1: Để đồng hồ ở thang đo điện trở Ω

Bước 2: Cắm que đen cổng chung COM, que đỏ vào cổng V/Ω

Bước 3: Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu (+)

Bước 4: Đặt 2 que đo vào 2 đầu điện trở (Đo song song)

Bước 5: Đo điện trở lại một lần nữa, kết quả lần này là chính xác

Bước 6: Đọc kết quả trên màn hiển thị

cach-do-doen-tro

Lưu ý:

Trước khi đo điện trở trong mạch hãy tắt nguồn trước

Khi đo điện trở nhỏ (cỡ <10Ω) cần để cho que đo và chân điện trở tiếp xúc tốt để thu được kết quả chính xác.

Khi đo điện trở lớn (cỡ > 10kΩ), tay không được tiếp xúc đồng thời vào cả 2 que đo.

Cách kiểm tra thông mạch và tiếp gián bán dẫn

Đầu tiên bạn cần kiểm tra thông mạch:

Bước 1 :Để đồng hồ ở thang đo điot/ thông mạch

Bước 2 : Que đen cắm cổng chung COM, que đỏ cắm vào cổng V/Ω

Bước 3 : Kiểm tra thông mạch bằng cách chạm hai đầu que đo vào đoạn mạch cần kiểm tra, nếu đồng hồ có tiếng kêu “bip” tức đoạn mạch đó thông và ngược lại

Kiểm tra tiếp giáp P-N:

Bước 1 : Để đồng hồ ở thang đo điot/ thông mạch 

Bước 2 : Que đen cắm cổng chung COM, que đỏ cắm vào cổng V/Ω

Bước 3 : Khi diode được phân cực thuận thì sụt áp <1 (khoảng 0.6 đối với Si, 0,4 đối với loại Ge) còn khi diode được phân cực ngược thì không có sụt áp (giái trị bằng “1”) thì diode đó hoạt động tốt.

kiem-tra-thong-mach

Cách đo tụ điện

Nếu là tụ hóa thì dùng thang x1 Ohm hoặc thang x10 Ohm, nếu là tụ gốm thì dùng thang đo x1K Ohm hoặc 10K Ohm.

Phép đo được thực hiện với kết quả như sau:

Kim phóng nạp khi đo tức là tụ C1 còn tốt.

Kim lên nhưng không về vị trí cũ tức là tụ C2 bị dò.

Kim đồng hồ lên vạch 0 Ohm và không trở về tức là tụ C3 bị chập.

4.2. Cách đọc trị số dòng điện và điện áp khi đo

Cách đọc trị số khi đo điện áp DC

Khi đo điện áp DC thì ta đọc giá trị trên vạch chỉ số DCV.A

Nếu ta để thang đo 250V thì ta đọc trên vạch có giá trị cao nhất là 250, tương tự để thang 10V thì đọc trên vạch có giá trị cao nhất là 10. trường hợp để thang 1000V nhưng không có vạch nào ghi cho giá trị 1000 thì đọc trên vạch giá trị Max = 10, giá trị đo được nhân với 100 lần

cach-doc-dien-ap

Cách đọc khi đo điện áp AC

Khi đo điện áp AC thì đọc giá trị cũng tương tự. Đọc trên vạch AC.10V, nếu đo ở thang có giá trị khác thì ta tính theo tỷ lệ. Ví dụ nếu để thang 250V thì mỗi chỉ số của vạch 10 số tương đương với 25V.

Khi đo dòng điện thì đọc giá trị tương tự đọc giá trị khi đo điện áp.

Trên đây mình đã giới thiệu tới các bạn về cấu tạo, công dụng của đồng hồ đo điện cũng như cách sử dụng của đồng hồ đo điện. Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về các công dụng của đồng hồ đo điện và cách sử dụng đồng hồ đo điện chính xác.

Sudo Ecommerce
Tác giả Sudo Ecommerce sudo
Bài viết trước Mẫu đèn thả quán cafe ngoài trời, đèn thả trang trí quán cafe đẹp

Mẫu đèn thả quán cafe ngoài trời, đèn thả trang trí quán cafe đẹp

Bài viết tiếp theo

Phòng ngủ cho bé cần những loại đèn gì?

Phòng ngủ cho bé cần những loại đèn gì?
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo

Fanpage
Chat Zalo
Gọi điện
Gửi tin nhắn Facebook