Quang thông là gì? Quang thông của đèn LED, cách tính quang thông
Quang thông là gì?
Quang thông lm nghĩa là gì?
Quang thông trong tiếng anh được gọi là Luminous Flux. Nó được hiểu là tổng lượng ánh sáng phát ra theo mọi hướng từ một nguồn sáng nào đó trong vòng 1 giây. Cũng tương tự như đo công suất dòng điện hay đo cường độ âm thanh, thì quang thông chính là một đại lượng dùng để đo công suất bức xạ của một nguồn sáng bất kỳ.
Chỉ số quang thông
Chính là công suất bức xạ của nguồn sáng đó. Vì vậy khi chọn mua đèn, chúng ta hãy chú ý đến chỉ số quang thông của loại đèn đó. Nếu bạn muốn không gian có độ sáng cao như phòng khách thì chọn loại đèn có quang thông lớn và ngược lại. Với phòng ngủ cần độ sáng vừa phải thì bạn chọn loại đèn có quang thông thấp hơn.
Quang thông ký hiệu là gì?
- Trong các hệ đơn vị SI, CGS, đơn vị tính của quang thông lumen (ký hiệu là lm).
- Mỗi nguồn sáng khi phát ra quang thông sẽ phụ thuộc vào công suất của nó.
Quang thông của đèn LED
Hiểu một cách đơn giản quang thông của đèn led là tổng lượng ánh sáng phát ra từ đèn led đó. Như vậy chỉ số quang thông của đèn càng cao thì đèn có công suất chiếu sáng càng lớn. Hiện nay trên thị trường, đèn led có nhiều dòng sản phẩm đa dạng.
Với ưu điểm vượt trội về khả năng chiếu sáng, đồng thời tuổi thọ đèn cao, hạn chế được các chi phí sửa chữa, thay thế bóng đèn. Một số loại đèn được ứng dụng rất phổ biến trong thiết kế nội, ngoại thất gia đình, có thể kể đến như: Đèn led âm trần có quang thông ở mức 600(lm) - 1600(lm), đèn led tuýp có quang thông từ 700(lm) - 2000(lm)
Cách tính quang thông đèn
Để tính quang thông của đèn trang trí, ta có thêm một khái niệm đó là "độ rọi" ký hiệu là lux. Đây là một đại lượng dùng trong trắc quang học, sử dụng để đánh giá cường độ ánh sáng trên một đơn vị diện tích. Hay nói đơn giản nó biểu thị độ sáng tại một điểm. Nó là một trong những tiêu chí cần quan tâm khi mua đèn để đảm bảo chất lượng ánh sáng theo nhu cầu sử dụng.
Ta có tỷ lệ giữa độ rọi và quang thông là: 1lux = 1lumen/m2
Ví dụ cụ thể như sau:
1 đèn LED có tổng lượng quang thông là 200(lumen), chiếu sáng trên diện tích 1(m2) thì độ rọi là 200(lux). Nhưng nếu chiếu sáng trên diện tích 5(m2) thì độ rọi chỉ còn 200/5 = 40(lux)
Theo quy định về tiêu chuẩn độ rọi chiếu sáng trong nhà ở:
Khu vực sử dụng | Mức lumens phù hợp |
Phòng khách | 300-500 (lm) |
Phòng đọc sách, phòng làm việc | 400 (lm) |
Phòng ngủ | 300-400 (lm) |
Phòng bếp | 300-400 (lm) |
Phòng tắm | 500-600 (lm) |
Hành lang, ban công | 300 (lm) |
Từ đây, bạn có thể sử dụng công thức sau để tính được lượng quang thông hoặc số đèn cần thiết cho nhà mình:
Tổng lượng quang thông = diện tích cần chiếu sáng (m2) x độ rọi khu vực tương ứng (lux)
Ví dụ: Để tính lượng quang thông và số lượng đèn cần thiết cho phòng khách rộng 20(m2), giả sử tiêu chuẩn độ rọi của phòng khách là 300(lumen)
Ta có: Tổng lượng quang thông cho phòng khách = 20(m2) x 300(lux) = 6000(lumen)
Thông thường các loại đèn LED âm trần hiện nay có hiệu suất phát quang khoảng 100(lm/w), nên ta có thể lấy 100(lm/w) làm chuẩn.
Như vậy tổng số (w) phải dùng cho phòng khách trên là: 6000(lumen) / 100(lm/w) = 60(w). Nếu bạn dùng đèn 7(w), thì số lượng đèn = 60(w) / 7(w)= 8 đến 9 đèn
Đây là phương pháp tính quang thông của đèn LED dựa trên điều kiện lý tưởng là toàn bộ ánh sáng đèn phát ra hướng vào khu vực chiếu sáng và không bị hấp thụ bởi môi trường xung quanh. Ngoài ra chúng ta còn cần xem xét thêm tính tiện nghi và tính thẩm mỹ của chiếu sáng trong thiết kế để có lựa chọn phù hợp.
Bảng quy đổi giữa quang thông và công suất
Trước đây khi sử dụng các thiết bị chiếu sáng truyền thống như đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang, mọi người thường chỉ để ý đến công suất (W) và cho rằng đèn có công suất càng lớn thì chiếu sáng càng cao. Điều này là không đúng, đặc biệt là với những loại đèn sử dụng công nghệ LED như hiện nay.
Trên thực tế, lượng ánh sáng phát ra từ đèn được đo bằng lumen chứ không phải watt. Để cụ thể hơn, chúng ta hãy cùng xem bảng chuyển đổi dưới đây:
Lumens | Đèn Sợi Đốt | Đèn LED |
2600 (lm) | 150 (w) | 25-28 (w) |
1600 (lm) | 100 (w) | 16-20 (w) |
1100 (lm) | 75 (w) | 9-13 (w) |
800 (lm) | 60 (w) | 8-12 (w) |
450 (lm) | 40 (w) | 6-9 (w) |
Hy vọng qua bài viết trên bạn đã hiểu được quang thông là gì. Từ đó, chọn cho mình những loại đèn phù hợp nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại comment bên dưới. Chúc bạn thành công.